Cơm là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. So với cơm gạo bình thường, cơm tấm khó nấu hơn do gạo tấm hạt nhỏ nên người nấu sẽ khó căn liều lượng nước. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn cách nấu cơm tấm không bị nhão. Hãy cùng theo dõi nhé!

Các bước nấu cơm tấm ngon

Có lẽ nấu cơm thì ai cũng biết. Nhưng nếu bạn vẫn tò mò các bước cụ thể cần thực hiện khi nấu cơm và cần lưu ý gì thì những thông tin sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Bước 1: Đong gạo

Thông thường, khoảng 150g gạo sẽ nấu được 2 chén cơm. Vì vậy, bạn sẽ cần cân đối lượng cơm cần cho bữa ăn để đong gạo sao cho phù hợp.

Bước 2: Vo gạo

Đây là công đoạn giúp làm sạch bụi trấu còn lại dính trên gạp. Nhiều người vẫn nghĩ rằng vo gạo thì cần vo đến khi nào nước trong vắt mới được. Nếu bạn cũng nghĩ như vậy thì bạn đã sai rồi đấy. Việc vo gạo quá sạch, quá kỹ sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo. Vì vậy, bạn chỉ nên vo gạo 1-2 lần với nước sạch để làm sạch gạo trước khi nấu. 

Bước 3: Ngâm gạo

Đây là công đoạn thường được bỏ qua. Tuy nhiên, việc ngâm gạo khoảng 15-20 phút sẽ giúp cơm chín đều, dẻo và mềm hơn.

Bước 4: Đong nước

Nhiều người vẫn gọi đây là giai đoạn “tâm linh” khi nấu cơm, quyết định đến độ ngon, dẻo của cơm. Để nấu cơm gạo tấm không bị nhão, bạn cần đong lượng nước vừa đủ, không quá nhiều. Thông thường, 1 bát gạo sẽ đong ½ bát nước. Nhiều người vẫn có thói quen đo nước bằng 1 đốt ngón tay.

Đong nước là bước rất quan trọng quyết định độ ngon của cơm
Đong nước là bước rất quan trọng quyết định độ ngon của cơm

Bước 5: Nấu cơm.

Sau khoảng ít nhất 15 phút tùy lượng cơm bạn nấu thì bạn sẽ có cơm tấm thành phẩm. Hãy thử xem kết quả của mình thế nào nhé!

Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Việc nấu cơm bằng nồi cơm điện được hầu hết các gia đình, hàng quán sử dụng ngày nay do sự tiện lợi, sạch sẽ và chất lượng cơm cũng khá ngon. Nội dung tiếp theo đây sẽ là cách nấu cơm tấm không bị nhão bằng nồi cơm điện. 

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu bao gồm:

  • Gạo tấm
  • Muối
  • Dầu ăn hoặc bơ lạt

Các bước thực hiện

Các bước thực hiện nấu cơm bằng nồi cơm điện thực hiện tương tự các bước nấu cơm tấm thông thường. Sau khi vo gạo, bạn có thể cho thêm nửa thìa muối và 1 thìa cà phê dầu ăn hoặc bơ lạt để cơm chín dẻo, thơm và không bị dính nồi.

Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện không khó
Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện không khó

Không nên bật nút nồi cơm điện quá nhiều lần, hoặc cắm nồi quá lâu sẽ khiến cơm bị cháy hoặc dính nồi. Bạn nên ủ cơm khoảng 10-20 phút sau khi cạn nước để cơm chín ngon rồi rút phích cắm ra. 

Nấu cơm tấm bằng xửng hấp

Ngoài nấu bằng nồi cơm điện thì bạn cũng có thể áp dụng cách nấu cơm tấm không bị nhão bằng xửng hấp như sau.

Chuẩn bị nguyên liệu

Để nấu cơm tấm bằng xửng hấp, bạn chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:

  • Gạo tấm
  • Muối
  • Dầu ăn hoặc bơ lạt
  • Lá dứa

Các bước thực hiện

Bước 1: Để nấu cơm bằng xửng hấp, đầu tiên bạn thực hiện vo gạo bình thường. Lá dứa bạn sẽ rửa thật sạch, thái khúc và lót một lớp dưới đáy xoong. Nấu cơm tấm với lá dứa sẽ giúp cơm dậy mùi thơm hơn.

Bước 2: Bạn đổ phần gạo đã vo lên trên xửng hấp đã lót lá dứa. Tiếp đó đổ nước vừa phải vào xoong và đun. Sau khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa để cơm được chín đều và không nhão. 

Nấu cơm tấm bằng xửng hấp
Nấu cơm tấm bằng xửng hấp

Thời gian nấu cơm tấm bằng xửng hấp khoảng 30-50 phút. Cách để nấu cơm tấm không bị nhão bằng xửng hấp là bạn hãy mở vung và đảo cơm khoảng 1-2 lần trong thời gian nấu. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra khi cơm chín thì lấy cơm ra, tránh để cơm lâu trong nồi, hơi nước bốc lên cũng sẽ làm cơm bị nhão. 

>> Xem thêm:

Một vài lưu ý khi nấu cơm tấm

Đặc tính của cơm tấm là hạt cơm nhỏ và rời nhau. Vì vậy, để nấu được cơm ngon, dẻo nhất, bạn có thể trộn gạo tấm với gạo thơm. Gạo thơm có độ kết dính khiến cho cơm nấu ra sẽ ngon chuẩn nhất. Tỉ lệ gạo sẽ phụ thuộc vào sở thích của bạn. Nếu bạn thích ăn cơm dẻo thì tăng tỉ lệ gạo thơm lên và ngược lại. 

Ngoài ra, khi chọn gạo bạn không nên chọn gạo quá nhỏ. Chọn gạo quá nhỏ khi nấu cơm cơm sẽ nát, không được ngon. 

Trong quá trình nấu cơm, bạn cần để ý cẩn thận về thời gian và lượng nước trong nồi để có thể nấu cơm dẻo vừa, không khô quá và không nhão qua. Khi đã quen với việc đong, nấu cơm tấm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bữa ăn của người Việt không thể thiếu cơm
Bữa ăn của người Việt không thể thiếu cơm

Bạn đã ghi nhớ cách nấu cơm tấm không bị nhão hay chưa? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp kinh nghiệm vào bếp hữu ích cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi trang để cập nhật thông tin về cẩm nang nấu ăn cùng chúng mình nhé!